Khoảng thời gian cuối năm là lúc các trang thông tin giải trí nói chung, điện ảnh nói riêng tổng hợp lại những bộ phim gây chú ý trong một năm qua. Dĩ nhiên bên cạnh các tác phẩm thành công về mặt thương mại lẫn nghệ thuật, danh sách những phim “gây thất vọng” nhất năm cũng thu hút không ít sự quan tâm. Dưới đây là 12 bộ phim được chuyên trang Digital Spy đánh giá không cao trong năm qua.
 
1. The Book of Henry
 
 

Được kỳ vọng sẽ trở thành một tác phẩm kinh dị ý nghĩa, nhưng “The Book of Henry” lại sở hữu phần kịch bản mờ nhạt và được đánh giá là thiếu nhân văn. Từ một nhân viên phục vụ bình thường, bà mẹ Susan Carpenter đã trở thành một kẻ sát nhân chỉ vì làm theo kế hoạch tỉ mỉ do người con trai thiên tài đã khuất của mình vạch ra.
 
2. Rings
 
 

Công bằng mà nói, “Rings 2017” có thể gây ra một số nỗi sợ nhất định cho khán giả, nhưng nó vẫn chưa thể tái tạo được bầu không khí ghê rợn đầy ám ảnh như hai phần trước đó. Bộ phim có nhiều đoạn hơi bị “lê thê”, cùng dàn nhân vật với tính cách mờ nhạt chưa được khai thác tối đa. Nhìn chung, “Rings 2017” chưa tạo được điểm mới lạ so với cả 2 người tiền nhiệm, cũng như các tác phẩm kinh dị ra mắt cùng thời điểm.
 
3. Fifty Shades Darker
 
 

Việc “Fifty Shades Darker” có tên trong danh sách này hẳn là không mấy bất ngờ, bởi lẽ phần phim 1 trước đó vốn đã nhận không ít gạch đá từ giới phê bình lẫn khán giả. Nội dung phần này tiếp tục bị đánh giá là tẻ nhạt và không thể chạm đến mức ly kỳ mà bộ phim hứa hẹn. Lãng mạn, giật gân hay tâm lý, “Fifty Shades Darker” không thể hiện ra chất của bất kỳ thể loại nào kể trên, thay vào đó là một tác phẩm nửa vời không hài hước, cũng chẳng khêu gợi. Cùng với đó, mức độ tương tác nghèo nàn của diễn viên chính khi lên phim cũng khiến giới phê bình ngán ngẩm.
 
4. A Cure for Wellness
 
 

Không thể phủ nhận, “A Cure for Wellness” sở hữu phần hình ảnh tuyệt vời. Nhưng bộ phim đồng thời cũng sở hữu phần kịch bản mà theo nhiều nhà phê bình là có phần“ngớ ngẩn” và thiếu thuyết phục.
 
5. ChiPs
 
 

Dựa trên series truyền hình cùng tên khá ăn khách được phát sóng vào thập niên 70-80, thế nhưng “ChiPs” đã hoàn toàn mất hút khỏi các phòng vé. Cuộc phiêu lưu của hai sĩ quan tuần tra đường cao tốc Los Angeles đã không hề hài hước và thú vị như nó được quảng cáo.
 
6. Aftermath
 
 

Được dựa trên một sự kiện có thật với những chất liệu ban đầu khá tốt, thế nhưng “Aftermath” lại không thể thành công bởi cách xây dựng bình thường nếu không muốn nói là tẻ nhạt.
 
7. King Arthur: Legend of The Sword
 
 

Câu chuyện mới về vua Arthur với mức đầu khủng 175 triệu USD, cùng sự góp mặt của Charlie Hunnam và David Beckham được kỳ vọng sẽ trở thành bom tấn của mùa hè năm nay. Thế nhưng, “King Arthur: Legend of The Sword” lại là quả “bom xịt” đáng thất vọng. Theo một số đánh giá, bộ phim đã mắc sai lầm trong việc dành quá nhiều thời gian cho phần tiền truyện, thay vì những diễn biến chính. Cùng với đó, vai diễn vua Arthur cũng được xem là “quá tầm” so với Charlie Hunnam.
 
8. Baywatch
 
 

Nhà sản xuất của “Baywatch” đã đổ lỗi cho thất bại muối mặt của phim vào những đánh giá tiêu cực trên Rotten Tomatoes. Nhưng thực tế, mức đánh giá 18% xuất phát từ việc bộ phim quá tệ. Thậm chí, tông màu của phim đã là một vấn đề.
 
9. The Emoji Movie
 
 

Từ buổi chiếu trước đến khi công chiếu chính thức, “The Emoji Movie “ liên tục nhận về cơn mưa chỉ trích lẫn chê bai từ các nhà phê bình cũng như các trang báo mạng. Trang Vox chế nhạo: Người ta bo nó s tr thành bom xt. Và bây gi thì tôi thy ri. Tôi có th khng đnh mà không h nghi ng rng: The Emoji Movie là mt s lãng phí thi gian, ngun lc, lãng phí tiếng nói ca các din viên hài, cng vi mt ý tưởng thc s tim năng. Nó ít hơn mt b phim và nhiu hơn mt s xúc phm. Dù vậy, tác phẩm này vẫn thu được 200 triệu USD trên toàn cầu, một con số rất lớn đối với bất kỳ sản phẩm chiếu rạp nào.
 
10. Transformers: The Last Knight
 
 

Có thời lượng dài nhất, sử dụng những kỹ xảo tối tân nhất, kinh phí khủng nhất, chi quảng cáo nhiều nhất, số lượng người máy biến hình đông đảo nhất nhưng hóa ra “Transformers: The Last Knight” lại chẳng thành công được như kỳ vọng. Bộ phim bị giới phê bình lẫn khán giả chê tơi tả với phần lời thoại nhiều vô kể của các nhân vật, trong khi nội dung thể hiện chẳng được bao nhiêu. Cùng với đó là cách xây dựng nội dung có phần khó hiểu của đạo diễn Michael Bay. Quan trọng nhất, có lẽ khán giả đã “phát ngán” sau một thập niên theo dõi những màn quyết đấu hoành tráng của các robot.
 
11. Flatliners
 
 

Bản gốc của “Flatliners” được trang Rotten Tomatoes đánh giá 48% dù nhiều người cho rằng bộ phim đáng lẽ phải được hơn thế. Tuy nhiên, đến phần phim tiếp theo ra mắt năm nay, trang Digital Spy cho rằng nó hoàn toàn xứng đáng với mức đánh giá 5%. “Không cần thiết” là tất cả những gì có thể nói về cuộc chu du của năm sinh viên y khoa ở thế giới bên kia.
 
12. The Snowman
 
 

Nhiều người hẳn cảm thấy khó hiểu tại sao “The Snowman” lại có tên trong danh sách này. Một bộ phim về tội phạm dựa trên tiểu thuyết ăn khách nhất của Nesbø, với nam chính là Michael Fassbender và được chỉ đạo bởi đạo diễn của “Let the Right One In” Tomas Alfredson. Thế nhưng, bộ phim lại truyền tải một câu chuyện được cho là “ngớ ngẩn”, bị cắt xén tệ hại và thiếu hẳn đi sự kịch tính. Điểm cộng duy nhất của “The Snowman” là cảnh quay thực sự đẹp và có đầu tư.

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin gửi về địa chỉ: 
Và đừng quên lắng nghe các chương trình thú vị của Xone Radio trên App.

BY Mogummy 2017-12-25 00:00:00 Position ( Digital Content )

Tags        xone ,News

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM