Không thể phủ nhận, “13 Reasons Why” của Netflix và series phim Thái ăn khách “Tuổi nổi loạn” có sự tương đồng nhất định về nội dung cũng như hiệu ứng khán giả.
Sau thành công vang dội của mùa một, “13 Reasons Why” mùa thứ hai đã chính thức lên sóng trong sự chờ đợi của các fan vào ngày 18/5 mới đây. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, có vẻ như những diễn biến trong mùa phim thứ 2 không thể thuyết phục được khán giả như điều mà “người tiền nhiệm” trước đó đã làm được. Dù vậy, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Brian Yorkey - “cha đẻ’ của bộ phim đã lên tiếng úp mở về kế hoạch thực hiện phần 3. Vậy thì, liệu rằng “13 Reasons Why” nên có mùa thứ ba hay không?

Trước hết, cần phải nói rõ là ngay bản thân Brian Yorkey cũng phải thừa nhận rằng: “Tôi luôn luôn nghĩ rằng sẽ có nhiều câu chuyện hơn để kể, nhưng tôi cũng biết điều này phụ thuộc vào khán giả, phản ứng của người xem và liệu rằng những câu chuyện đó có đáng để kể hay không?”. Và nếu xét theo những gì Yorkey nói ở đây, thì chắc chắn không nên có một tương lai nào cho phần 3 của “13 Reasons Why”. Có thể nói, dù thì mới được lên sóng gần đây, nhưng mùa 2 của bộ phim đã nhận về một số ý kiến tiêu cực vì phần kịch bản lỏng lẻo, lằng nhằng và dường như cố nhồi nhét quá nhiều “vấn nạn” khiến khán giả “bội thực” thay vì cảm thấy hấp dẫn. Cùng với đó, một số người xem cũng cho rằng biên kịch “13 Reasons Why 2” đã quá tham lam khi cố gợi ra sự hai mặt trong câu chuyện Hannah, trong hành vi của tất cả nhân vật nhưng rồi không thể quyết định được phương diện đạo đức nào mà họ muốn hướng đến, khiến người xem không hiểu bộ phim muốn truyền tải một thông điệp gì. Nói tóm lại thì có vẻ như, nếu “13 Reasons Why” chỉ dừng lại ở mùa đầu tiên thì mọi chuyện đã “vừa đủ đẹp”.
Nói đến đây, nhiều khán giả yêu mến dòng phim học đường có thể liên tưởng đến một series vô cùng ăn khách của Thái Lan - “Tuổi nổi loạn”. Cũng như “13 Reasons Why”, “Tuổi nổi loạn” đã tạo nên cơn cốt cực lớn trong mùa đầu tiên lên sóng. Bộ phim cũng nhắm vào đề tài mặt trái của học đường, và đã mạnh dạn “nói thẳng, nói thật” về các vấn đề như bạo lực học đường, quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh, nạo phá thai hay đồng tính luyến ái. Và cũng tương tự như “13 Reasons Why”, ngay bản thân chủ đề của “Tuổi nổi loạn” đã vấp phải nhiều chỉ trích ngay trong mùa đầu. Phe ủng hộ ca ngợi bộ phim bám sát thực tế, trong khi những người chỉ trích cho rằng “Tuổi nổi loạn” chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”, có thể gây tác động xấu đến những khán giả trẻ vẫn còn chưa suy nghĩ chín chắn.
Sau thành công của mùa một, nhà sản xuất của “Tuổi nổi loạn” dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội thực hiện phần 2, và thậm chí là phần 3 của bộ phim. Nhưng theo như đánh giá của nhiều khán giả, “Tuổi nổi loạn” đã dần dần đánh mất chính mình từ cuối mùa hai, và đặc biệt là trong mùa ba – mùa cuối cùng. “Đặc sản” của series này là câu chuyện về tình yêu đồng tính, nhưng cái gì nhiều quá thì cũng mất hay. Trong khi đó, tình tiết phim cũng bị đánh giá là lằng nhằng, thiếu điểm nhấn và thậm chí là “na ná” trước đó. Chưa kể đến việc “thay máu” gần như toàn bộ dàn diễn viên trong mùa 3 do các nhân vật trong phần 1, 2 đã tốt nghiệp cũng khiến bộ phim đánh mất đi sức hút.
Trở lại với “13 Reasons Why”, nếu có mùa 3, dù nhà sản xuất có thay đổi dàn diễn viên hay không, thì liệu rằng câu chuyện sẽ còn được phát triển theo hướng nào, khi mọi “ngõ ngách” của nó gần như đã được khai thác triệt để ở hai mùa đầu tiên? Có thể nói, một những sai lầm khiến “Tuổi nổi loạn” đánh mất chính mình, chính là việc các nhà làm phim không nhìn nhận ra một thực tế rằng: họ chỉ đang cố tạo ra nhiều cách kể khác nhau cho cùng một nội dung duy nhất. Nếu điều này xuất hiện ở các bộ phim khác nhau thì không có gì đáng nói. Nhưng khi cùng đặt trong một series, thì đây thực sự là vấn đề. Chính vì vậy, khoan nói đến sự thành bại của mùa thứ hai, thì đây mới chính là yếu tố cốt lõi mà các nhà sản xuất của “13 Reasons Why” phải xem xét cẩn trọng trước khi quyết định thực hiện phần 3 của loạt phim.
Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin gửi về địa chỉ:
Và đừng quên lắng nghe các chương trình thú vị của Xone Radio trên App.

Trước hết, cần phải nói rõ là ngay bản thân Brian Yorkey cũng phải thừa nhận rằng: “Tôi luôn luôn nghĩ rằng sẽ có nhiều câu chuyện hơn để kể, nhưng tôi cũng biết điều này phụ thuộc vào khán giả, phản ứng của người xem và liệu rằng những câu chuyện đó có đáng để kể hay không?”. Và nếu xét theo những gì Yorkey nói ở đây, thì chắc chắn không nên có một tương lai nào cho phần 3 của “13 Reasons Why”. Có thể nói, dù thì mới được lên sóng gần đây, nhưng mùa 2 của bộ phim đã nhận về một số ý kiến tiêu cực vì phần kịch bản lỏng lẻo, lằng nhằng và dường như cố nhồi nhét quá nhiều “vấn nạn” khiến khán giả “bội thực” thay vì cảm thấy hấp dẫn. Cùng với đó, một số người xem cũng cho rằng biên kịch “13 Reasons Why 2” đã quá tham lam khi cố gợi ra sự hai mặt trong câu chuyện Hannah, trong hành vi của tất cả nhân vật nhưng rồi không thể quyết định được phương diện đạo đức nào mà họ muốn hướng đến, khiến người xem không hiểu bộ phim muốn truyền tải một thông điệp gì. Nói tóm lại thì có vẻ như, nếu “13 Reasons Why” chỉ dừng lại ở mùa đầu tiên thì mọi chuyện đã “vừa đủ đẹp”.

“13 Reasons Why” khuyên khán giả teen hãy mạnh dạn chia sẻ những rắc rối với người lớn mà mình tin cậy, nhưng các nhân vật trong phim, điển hình như Clay trong mùa hai thì không hề thực hiện điều này.

Khán giả mệt mỏi vì nhân vật Hannah xuất hiện như bóng ma trong tưởng tượng của Clay và không ngừng quấy rầy anh.
Nói đến đây, nhiều khán giả yêu mến dòng phim học đường có thể liên tưởng đến một series vô cùng ăn khách của Thái Lan - “Tuổi nổi loạn”. Cũng như “13 Reasons Why”, “Tuổi nổi loạn” đã tạo nên cơn cốt cực lớn trong mùa đầu tiên lên sóng. Bộ phim cũng nhắm vào đề tài mặt trái của học đường, và đã mạnh dạn “nói thẳng, nói thật” về các vấn đề như bạo lực học đường, quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh, nạo phá thai hay đồng tính luyến ái. Và cũng tương tự như “13 Reasons Why”, ngay bản thân chủ đề của “Tuổi nổi loạn” đã vấp phải nhiều chỉ trích ngay trong mùa đầu. Phe ủng hộ ca ngợi bộ phim bám sát thực tế, trong khi những người chỉ trích cho rằng “Tuổi nổi loạn” chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”, có thể gây tác động xấu đến những khán giả trẻ vẫn còn chưa suy nghĩ chín chắn.

“Tuổi nổi loạn 1” đã tạo được tiếng vang lớn.

Mùa 2 tuy nhận được một số ý kiến trái chiều, nhưng nhìn chung vẫn nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của các khán giả trung thành.
Sau thành công của mùa một, nhà sản xuất của “Tuổi nổi loạn” dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội thực hiện phần 2, và thậm chí là phần 3 của bộ phim. Nhưng theo như đánh giá của nhiều khán giả, “Tuổi nổi loạn” đã dần dần đánh mất chính mình từ cuối mùa hai, và đặc biệt là trong mùa ba – mùa cuối cùng. “Đặc sản” của series này là câu chuyện về tình yêu đồng tính, nhưng cái gì nhiều quá thì cũng mất hay. Trong khi đó, tình tiết phim cũng bị đánh giá là lằng nhằng, thiếu điểm nhấn và thậm chí là “na ná” trước đó. Chưa kể đến việc “thay máu” gần như toàn bộ dàn diễn viên trong mùa 3 do các nhân vật trong phần 1, 2 đã tốt nghiệp cũng khiến bộ phim đánh mất đi sức hút.

Nhưng bộ phim dần đánh mất đi sức hút của chính mình khi cố kể cùng một nội dung bằng nhiều cách khác nhau.
Trở lại với “13 Reasons Why”, nếu có mùa 3, dù nhà sản xuất có thay đổi dàn diễn viên hay không, thì liệu rằng câu chuyện sẽ còn được phát triển theo hướng nào, khi mọi “ngõ ngách” của nó gần như đã được khai thác triệt để ở hai mùa đầu tiên? Có thể nói, một những sai lầm khiến “Tuổi nổi loạn” đánh mất chính mình, chính là việc các nhà làm phim không nhìn nhận ra một thực tế rằng: họ chỉ đang cố tạo ra nhiều cách kể khác nhau cho cùng một nội dung duy nhất. Nếu điều này xuất hiện ở các bộ phim khác nhau thì không có gì đáng nói. Nhưng khi cùng đặt trong một series, thì đây thực sự là vấn đề. Chính vì vậy, khoan nói đến sự thành bại của mùa thứ hai, thì đây mới chính là yếu tố cốt lõi mà các nhà sản xuất của “13 Reasons Why” phải xem xét cẩn trọng trước khi quyết định thực hiện phần 3 của loạt phim.
Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin gửi về địa chỉ:
Và đừng quên lắng nghe các chương trình thú vị của Xone Radio trên App.