Nhóm các bạn trẻ của dự án Sài Gòn Vi Vu thực hiện triển lãm “Bản đồ Sài Gòn qua các thời kỳ” là dịp để người dân Sài Gòn nhìn ngắm lại một Sài Gòn xưa từ lúc mới hình thành.

 
Tất cả 17 tấm bản đồ đều được phóng to kích thước 80x60


 

Bạn Đỗ Viết Tuấn (25 tuổi), Trưởng dự án cho biết Nhóm mình phải chuẩn bị mất 3 tháng để tìm kiếm những tấm bản đồ này rồi scan, làm lại nội dung, viết chú thích

“Sài Gòn có bến Chương Dương
Có dinh Độc lp có đường T Do”

Đã bao giờ bạn thắc mắc ngõ phố nơi mình sống, con đường mình hay đi, ngôi trường mình đang học sẽ như thế nào ở Sài Gòn xưa chưa?

Bản đồ Sài Gòn từ năm 1873 Tấm bản đồ mới nhất trong triển lãm là Sài Gòn và các vùng phụ cận năm 1973. Khi ấy, vùng Thủ Thiêm là quận 9, còn quận 7 ở khu vực Bình Tân, quận 6 ngày nay. Cả thành phố có 11 quận, các vùng Thủ Đức, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình... thuộc địa phận tỉnh Gia Định.


Qua bao năm tháng, đất Sài Gòn đã thay đổi, bao thế hệ người Sài Gòn đã đổi thay, chỉ có hồn cốt và tinh hoa của Sài Gòn bao đời nay vẫn còn ở đây.

Tấm bản đồ Sài Gòn xưa nhất mà nhóm tìm kiếm được là bản đồ năm 1815 do ông Trần Văn Học vẽ. Lúc này thành Bát Quái vẫn tồn tại. Bản đồ này cho thấy không gian đô thị có hai hạt nhân quan trọng là vùng quận 1 hiện nay và vùng Chợ Lớn. Hai vùng được nối với nhau bằng con rạch Bến Nghé huyết mạch, là con đường lúa gạo từ các tỉnh miền Tây đến cảng Sài Gòn.


 

Với triển lãm lần này, chắc chắn sẽ có nhiều bạn ồ lên thích thú: “Chổ này hồi xưa là nhà tui nè”
“Góc đường này quen quen”
”Hồi xưa Sài Gòn chỉ có nhiêu đây thôi đó”.

Sài Gòn đã mở rộng ra, có di dời, có thay đổi, có biến chuyển. Bạn sẽ được nhìn lại những quận, huyện, phố xá, con đường nơi cha ông mình từng sinh sống. Nhìn Sài Gòn xưa bằng góc nhìn của Sài Gòn nay, bạn sẽ cảm nhận được Sài Gòn đang lớn lên từng ngày. Để nhớ, để thương, để yêu Sài Gòn hơn bằng thứ tình cảm nồng nàn và kì lạ.

Bản đồ năm 1920, lúc này người Pháp đã quy hoạch thành phố bên bờ sông Sài Gòn, với trung tâm chủ yếu là khu vực quận 1 ngày nay. Lúc này một vài con đường lớn như Catinat (hiện là đường Đồng Khởi), Bonnard (Lê Lợi), Charner (Nguyễn Huệ), De la Somme (Hàm Nghi), Norodom (Lê Duẩn), chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, dinh Norodom... đã hình thành.


 

Bản đồ năm 1878

 

Thu hút được khá nhiều bạn trẻ
 
Bản đồ từ năm 1898 bạn sẽ nhận ra những con phố mình thường đi qua trước đây lại có tên hoàn toàn khác
 
Bản đồ năm 1893


Điều đặc biệt nhất ở triển lãm lần này đó chính là sự trải nghiệm tuyệt vời bằng công nghệ. Có bao giờ ban muốn nghe Sài Gòn kể chuyện chưa? Sự trải nghiệm về công nghệ sẽ giúp bạn được nghe, nhìn và cảm nhận Sài Gòn xưa.

Tương tác công nghệ

 

Căn phòng tương tác công nghệ thông qua chiếc ipad bạn có thể ngắm nhìn một Sài Gòn xưa qua những video

 

 



 

Cuốc xe cup cổ


 

Bộ bài tứ sắc

 

Bộ ấm chén thời xưa

 

Quý ông Sài Gòn, người viết thư tay duy nhất còn xót lại hiện nay – Bác Dương Văn Ngộ


 

Các bạn trẻ hát những ca khúc đậm chất Sài Gòn

 

 

Đất và người Sài Gòn là những điều nói hoài không hết. Cũng giống như khi nói về tình cảm dành cho Sài Gòn, bao nhiêu thương, bao nhiêu yêu là đủ.

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu SAIGON qua không gian trưng bày bản đồ. Buổi trưng bày lần này sẽ mang đến cho bạn một sự trải nghiệm mới khi được bước vào không gian SAIGON xưa được tái hiện lại qua các đồ vật, vật dụng quen thuộc nhất.

Ngoài ra bạn còn được tương tác công nghệ và sưu tầm những tấm bản đồ xưa đầy ý nghĩa.

Trong dự án này có nói tới 3 Quý ông Sài Gòn thông qua những Video đầy hiện thực
 

BY Hồng Anh Trần 2016-12-08 Position ( Digital Content )

Tags       

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM